Dự án Phát triển Ngư nghiệp hay FIPs là một hướng tiếp cận gần như là mới mẻ nhằm tạo ra và cung cấp động lực cho những cải tiến của ngành ngư nghiệp. Công cụ này có thể cho phép các bên liên quan mật thiết đến ngành này được hợp tác với nhau nhằm tạo ra những tiến bộ cho ngư nghiệp và FIPs ngày càng được công nhận từ người mua quốc tế như là một bước tạm thời cho sự chứng nhận sau cùng.
Vào năm 2013, Đơn Vị Tác Chiến Công-Tư về Ngư Nghiệp Bền Vững và Nghề Nuôi Trồng Thủy Sản của ASEAN đã nhận ra sự mở rộng của FIPs trong khu vực như là một vấn đề ưu tiên hàng đầu nhằm cải thiện tính bền vững và toàn diện của ngành ngư nghiệp trong khu vực. Đơn Vị Tác Chiến Công-Tư về Ngư Nghiệp Bền Vững và Nghề Nuôi Trồng Thủy Sản của ASEAN đã thống nhất cho bước đầu hình thành một nghị định FIP trong khu vực, có thể được phát triển với mục đích là một biện pháp tạm thời để rút ngắn khoảng cách giữa cách đánh bắt hiện tại và lý tưởng, và tạo ra một quá trình cải tiến cho cách hành nghề đánh bắt và cách quản lý xuyên suốt khu vực Châu Á. Nghị định này, phát triển bởi những ngư dân gốc Châu Á, chính phủ, và đại diện các tổ chức phi chính phủ đã nhìn lại thực tại mà ngành ngư nghiệp phải đối mặt trong khu vực, và bao gồm các yếu tố chủ chốt của các tiêu chuẩn quốc tế và hệ thống chứng thực tốt nhất hiện tại, có thể kể đến như cải thiện việc bảo tồn nguồn thủy sản, giảm nhẹ các bất lợi có từ ảnh hưởng bởi môi trường, và cải thiện tính trách nhiệm xã hội và cung cách quản lý của ngành ngư nghiệp.
Tạo nên một sự đổi mới trong ngư nghiệp đi đôi với thực tế diễn ra tại Châu Á cùng với sự bền vững mang tầm quan trọng nhất và những yêu cầu bắt buộc cho trách nhiệm xã hội giúp cho ngành ngư nghiệp bước đầu trải nghiệm những lợi ích đem lại từ sự cải tiến, và lý tưởng nhất là dẫn đến ý thức tốt đẹp hơn của ngư dân và những nhân tố trong hệ thống cung cấp khác đầu tư những khoản cần thiết nhằm đảm bảo một sự bền vững dài lâu trong xã hội, môi trường và kinh tế của ngành ngư nghiệp trong khu vực. Một điều cấp thiết là những tiêu chuẩn đặt ra phải vừa đủ cho ngành ngư nghiệp của Châu Á có thể đạt được, bao gồm cả quy mô nhỏ, và đưa ra những mục tiêu trong tầm với nhằm đóng vai trò là chất xúc tác thúc đẩy việc thực thi theo những yêu cầu đề ra đó.
Với mục đích của tài liệu này, ngư nghiệp được định nghĩa là mọi thứ từ một cá thể đến một loại thiết bị tàu cho đến nhiều cá thể và nhiều loại thiết bị tàu có thể có hoặc không có một cá thể mục tiêu nào.
Một Ban Điều hành có trách nhiệm với mọi quyết định có liên quan đến nghị định này, bao gồm nội dung cụ thể của các tiêu chuẩn, quá trình và phạm vi phát triển, và kế hoạch chứng thực. Một bộ máy quản lý bước đầu và các thủ tục về quản trị cho ủy ban được thống nhất vào tháng 4 năm 2014. Quyết định đề ra được nhất trí bởi ít nhất là 75% đa số phiếu bầu từ tất cả thành viên trong Ban Điều hành.
Nghị định được ban hành và liên tục được bổ sung bởi vô số các bên liên quan mật thiết, minh bạch và bao gồm quá trình xin cố vấn xuyên suốt trong khu vực. Mục đích đề ra là thống nhất với điều lệ được áp dụng toàn cầu của Liên minh ISEAL về đặt ra các tiêu chuẩn cho môi trường và xã hội. Chương trình cải thiện loài cá của ASIC định rõ các tiêu chuẩn môi trường và xã hội cho ngành ngư nghiệp nhằm để cải thiện theo những bước đổi mới cần thiết. Một cấu trúc xác nhận theo sát tiến trình so với tiêu chuẩn theo thời gian và đề ra cụ thể những bước cần thiết.
Cấu Trúc Xác Nhận
Xác nhận là một bước quan trọng của chương trình cải thiện loài cá của ASIC nhằm đảm bảo sự tín nhiệm với người mua và những đối tác trong ngành khác. Hệ thống xác nhận được tiếp tục định rõ dưới sự theo dõi của Ban Điều hành.
Hệ thống xác nhận theo dõi hiệu suất của đối tượng ngư nghiệp so với các tiêu chuẩn và theo sát các chuyển biến theo thời gian. Đối tượng ngư nghiệp tham gia vào Chương trình cải thiện loại cá của ASIC được định ước theo các tiêu chuẩn trong vòng ít nhất là cơ sở năm nếu không cũng là thường xuyên hơn nhằm ghi lại được hết quá trình tiến triển của ngành (kể cả tích cực hay tiêu cực). Những đối tượng ngư nghiệp tham gia cần phải cải thiện ở mức độ tối thiểu để có thể theo được với kế hoạch.
Đối tượng ngư nghiệp có hứng thú với việc áp dụng Chương trình cải thiện loài cá của ASIC sẽ được yêu cầu phải trải qua một đợt ‘Kiểm tra sự tuân thủ’ so với các tiêu chuẩn để định ra mức độ tuân thủ của họ. Vào thời điểm đó, một kế hoạch cải thiện sẽ được phát triển bao gồm mốc thời gian và mục tiêu đổi mới và đợt “Kiểm tra sự tuân thủ” tiếp theo. Đợt “Kiểm tra sự tuân thủ” có thể được thực hiện bởi một nhóm xác nhận hoặc bởi một người cố vấn hoặc các tổ chức có hợp tác với ngành ngư nghiệp theo định ước.
Xác nhận thị trường
Đây là mục đích đề ra bởi Ban Điều hành rằng các đối tượng ngư nghiệp tham gia và cho thấy sự tuân thủ với kế hoạch này có thể nhận là đang “cải thiện”. Không có xác nhận của sự bền vững hoặc trách nhiệm được cho phép theo tiến trình xác nhận.
Tiêu chuẩn về năng suất môi trường và xã hội
Các tiêu chuẩn ước tính và theo sát quá trình cải thiện của đối tượng ngư nghiệp về các vấn đề môi trường và xã hội, được kết cấu bao gồm mục đích tạm thời, nhiều bước để đổi mới cho từng mục đích, và các chỉ thị để tuân thủ. Đến một mức độ khả thi, các tiêu chuẩn (và các bước đổi mới đi kèm) đều được hợp nhất với các tiêu chuẩn về ngư nghiệp bền vững và lao động trong phạm vi trong nước và quốc tế có trước đó. tiêu chuẩn về môi trường được tạo ra nhằm gây dựng nên một liên hệ rõ ràng với các tiêu chuẩn trước đó mà năng suất hiện tại đang dưới ngưỡng tối thiểu rõ rệt.
Việc đề ra các bước cải thiện có mục đích:
- Khuyến khích ý thức về các bước trước mắt và lâu dài mà một ngư dân hoặc đối tượng ngư nghiệp cần phải có để có được sự bền vững lâu dài hơn; và
- Cho phép người mua, nhà đầu tư, nhà thiện nguyện, hoặc những bên liên quan có hứng thú khác có thể định ước được tình trạng hiện tại, quá trình trong quá khứ, và kế hoạch hoạt động trong tương lai với một đối tượng ngư nghiệp bất kì mà họ có thể muốn hợp tác hoặc hỗ trợ.